Trần nhôm là gì? Giới thiệu về sản phẩm trần nhôm

Trần nhôm là gì? Giới thiệu về sản phẩm  trần nhôm

Sử dụng trần nhôm đem lại cho người dùng nhiều lợi ích vượt trội so với các loại trần khác. Song, nhiều người chưa hiểu trần nhôm là gì và những ưu điểm của loại trần này mang lại. Những chia sẻ ở bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trần nhôm và có cái nhìn khách quan nhất về loại trần này.  

Trần nhôm là gì?

Trần nhôm là loại trần có thành phần chính là các hợp kim nhôm, thường được gọi là trần kim loại hoặc tấm nhôm làm trần.

Cấu tạo trần nhôm gồm có hệ khung xương, các thanh treo, ty treo, phụ kiện khác, V góc và tấm trần. Bề mặt tấm trần được phủ một lớp sơn tĩnh điện, điều này giúp cho màu sắc của tấm nhôm luôn được tươi mới và bền màu, đồng thời giúp nâng cao tuổi thọ của tấm trần hơn.

Các tấm hợp kim nhôm thường có độ dày từ 0.5mm trở lên và được thiết kế với nhiều kiểu dáng, mẫu mã khác nhau, giúp đảm bảo nhu cầu thẩm mỹ của người dùng.

Bên cạnh đó, trần nhôm khi được sử dụng sẽ mang đến cho không gian sự mát mẻ, sang trọng, an toàn và hiện đại.

Ngày nay, trần nhôm được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng lớn khác nhau như bệnh viện, trường học, sân bay, trung tâm thương mại, khách sạn, trung tâm thể thao, trung tâm truyền hình, tòa nhà văn phòng,... Điều này, càng khẳng định giá trị sử dụng của sản phẩm đối với người dùng.

Các loại trần nhôm phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường vật liệu, trần nhôm đang được cung cấp dưới hai loại chính là trần nhôm dạng hở và trần nhôm dạng chìm. Mỗi loại đều có đặc điểm cấu tạo khác nhau đem lại những điểm độc đáo và khác biệt trong thiết kế. 

  • Trần nhôm dạng hở: Trần nhôm U, trần nhôm C85, trần nhôm Caro.
  • Trần nhôm dạng ống: Trần nhôm Ceiling Square box, trần nhôm V.
  • Trần nhôm dạng kín: 
  • Trần nhôm Lay-in và trần nhôm Clip-in. Hệ trần này có 2 loại trần phẳng và trần đục lỗ tiêu âm.
  • Trần nhôm C150-200
  • Trần nhôm G 100mm và 200mm

Mỗi mẫu trần nhôm đều mang những điểm nổi bật riêng. Đặc biệt là những dạng trần nhôm hở và trần nhôm ống thường được sử dụng cho các công trình như sân bay, trung tâm thương mại, trung tâm thể thao… vừa giúp tăng tính thẩm mỹ mã vẫn nâng cao khả năng chống nóng, cách nhiệt cho công trình.

Ngược lại, các dạng trần kín như trần nhôm Lay-in, Clip-in, C-Shaped, G-Shaped có thiết kế bề mặt gồm các tấm trần khép kín với nhau giúp mặt trần được bằng phẳng và mịn màng hơn. Điều này giúp tấm trần có khả năng tiêu âm, chống ồn hiệu quả hơn. Do đó, dạng trần này thường được sử dụng nhiều trong các công trình cần không gian yên tĩnh như trường học, bệnh viên, văn phòng…

Có nên sử dụng trần nhôm cho nội thất?

Ưu điểm của trần nhôm

Trần nhôm là một sản phẩm được các kiến trúc sư và chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng đánh giá là một loại vật liệu của tương lai do sản phẩm có cấu tạo từ nguồn nguyên vật liệu chất lượng. Với thành chính là Aluminum plate cùng bề mặt được sơn tĩnh điện khiến loại trần này đem đến cho người dùng nhiều ưu điểm đáng kinh ngạc như:

Khả năng chống dẫn điện, dẫn nhiệt ưu việt: 

Sản phẩm này có khả năng cách nhiệt và chịu nhiệt tốt từ -50 độ C đến +80 độ C, giúp hạn chế khả năng rò rỉ điện gây nguy hiểm cho người dùng và làm cho công trình thoáng mát hơn.

Khả năng tiêu âm, chống ồn tối ưu: 

Trần nhôm có khả năng chống ồn hiệu quả nhờ bề mặt có các lỗ tròn đường kính 1.8 mm đến 2.3 mm giúp tiêu âm. Do đó, bạn sẽ không bị làm phiền bởi tiếng ồn xung quanh nhờ sử dụng tấm trần này.

Có tuổi thọ cao: 

 Độ bền trần nhôm lên đến lên đến 20 năm cao gấp 4 lần so với trần thạch cao và khi sử dụng sản phẩm này các vấn đề mục nát, hư hỏng sẽ không xảy ra, từ đó, tiết kiệm chi phí tu sửa, thay mới.

Vệ sinh bảo trì dễ dàng: 

Với bề mặt láng mịn cùng cấu tạo hợp kim nhôm có khả năng kháng khuẩn tốt giúp trần nhôm không bị ẩm mốc cũng như không bị các loại mối mọt tấn công.

Trong lượng nhẹ, giảm áp lực lên công trình: 

Với khối lượng nhẹ <2kg/m2, quá trình thi công cũng như vận chuyển được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Điều này cũng giúp sản phẩm hạn chế áp lực lên móng nhà, giúp công trình được bền bỉ và vững chãi hơn.

Không bị oxi hóa, tính thẩm mỹ cao: 

Với lớp sơn tĩnh điện giúp bảo vệ trần nhôm khỏi những tác động oxy hóa từ môi trường, giúp sản phẩm không bị gỉ sét, đứt gãy, gây nguy hiểm đến người dùng.

Với sự đa dạng mẫu mã và chủng loại cùng như với thiết kế hiện đại, trần nhôm mang đến một vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, nâng tầm thẩm mỹ cho không gian.

Tính ứng dụng cao: 

Tấm trần nhôm là một trong số ít những loại vật liệu có thể sử dụng được cả trong nhà và ngoài trời mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm, giúp bạn yên tâm sử dụng lâu dài sản phẩm cho công trình của mình.

Nhược điểm của trần nhôm

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, nhưng trần nhôm vẫn có một số nhược điểm khiến khách hàng vẫn còn đắn đo khi lựa chọn như:

  • Giá thành sản phẩm khá cao: Tấm trần nhôm là loại trần có mức giá cao hơn từ 3 đến 4 lần so với trần thạch cao hoặc trần nhựa. Song, so với những ưu điểm mà nó đem lại thì sản phẩm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí tu sửa, bảo dưỡng hàng năm.
  • Thích hợp với những không gian lớn: Do có một mức giá cao nên trần nhôm sẽ thích hợp hơn với các các công trình có diện tích lớn, yêu cầu số lượng tấm trần nhiều. Từ đó, người dùng sẽ được hưởng chiết khấu tốt, giúp tiết kiệm phần nào chi phí thi công.

Ứng dụng tấm trần nhôm là gì?

Hiện nay, trần nhôm là loại trần được ứng dụng nhiều trong các công trình khác nhau từ trong nhà cho đến ngoài trời. Dưới đây là một vài ứng dụng của trần nhôm trong đời sống như:

Làm trần văn phòng – phòng họp

Với thiết kế hiện đại, đa dạng trong mẫu mã, màu sắc của sản phẩm trần nhôm thường được sử dụng làm trần trong văn phòng, phòng học. Bên cạnh đó, trần nhôm là loại trần có khả năng cách cách âm, chống ồn hiệu quả, tạo không gian làm việc yên tĩnh, thoải mái giúp năng cao hiệu quả làm việc, sáng tạo.

Làm trần nhà ở

Tuy thường được sử dụng trong các công trình công cộng, có diện tích lớn nhưng khi được ứng dụng làm trần nhà ở, trần nhôm sẽ giúp không gian nhà bạn trở nên hiện đại, sang trọng. Hơn thế nữa, với màu sắc đa dạng, trần nhôm cho phép người dùng có nhiều lựa chọn được phong cách phù hợp với nội thất và sở thích của gia chủ.

Đồng thời với độ bền cao, khả năng chống nóng, cách nhiệt hiệu quả thì tấm trần nhôm là một sản phẩm giúp nâng cao giá trị sử dụng của căn nhà.

Làm trần nhà máy – xưởng sản xuất

Các công trình nhà máy, xưởng sản xuất thường có nhiều tiếng ồn, rung lắc do các thiết bị sản xuất gây ra. Tuy nhiên, khi sử dụng sử dụng mái tôn cho nhà máy thường không có khả năng cách âm tốt gây ra nhiều tiếng ồn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như dân cư xung quanh.

Không những thế mái tôn có khả năng chịu nhiệt, cách nhiệt kém làm giảm chất lượng sản phẩm khi sản xuất. Do vậy, khi ứng dụng làm trần cho nhà máy, nhà xưởng, trần nhôm là loại trần sẽ giúp tiêu âm, cách nhiệt, chống bụi bẩn, tiết kiệm điện…

Làm trần cho các công trình dịch vụ – công cộng

Bên cạnh việc sử dụng cho văn phòng, nhà ở thì trần nhôm vô cùng thích hợp để làm trần cho các công trình dịch vụ, công cộng. Khi sử dụng trong các không gian có diện tích lớn giúp công trình trở nên nổi bật với thiết kế hiện đại, chuyên nghiệp, sáng tạo.

Hiện nay, trần nhôm được sử dụng trong nhiều công trình lớn, hiện đại như: làm trần các bệnh viện, trường học,sảnh chung cư, sân bay, bến xe và nhà ga, trung tâm thương mại…

Qua bài viết trên, hy vọng Quý khách đã hiểu trần nhôm là gì và những ưu nhược điểm của trần nhôm cùng như những giá trị sử dụng mà sản phẩm này đem lại. Với những ưu điểm nổi bật, tấm trần nhôm xứng đáng là một trong những vật liệu xây dựng tốt nhất hiện nay. Vậy còn chần chừ gì mà không đến Nội Thất Việt để chọn ngay cho công trình của mình một sản phẩm trần nhôm thích hợp.

 
 


Các tin khác